Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Mục tiêu của dự án

Những thách thức của khu vực đồng bằng sông Cửu Long


Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam mang lại nguồn lợi thiên nhiên trù phú cho hàng nghìn người dân. Tuy nhiên, do sự tăng nhanh về dân số, điều kiện khí hậu thay đổi và các biện pháp điều chỉnh ở khu vực đầu nguồn sông MêKông đã dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng. Do đó đây là những thách thức mới mà các nhà hoạch định, các nhà chức trách địa phương đang phải đối mặt. Các hiện tượng lũ lụt lớn xảy ra thường xuyên hơn, nguồn nước sạch thì càng ngày càng hạn chế, đất đai với những dấu hiệu của nhiễm mặn hay nhiễm phèn, các loài và môi trường sống hoàn toàn thay đổi. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi biện pháp quản lý tài nguyên một cách tổng hợp và tối ưu hóa. Để đáp ứng mục tiêu này, những kiến thức cụ thể và những nhân tố về thủy học, thủy lực, sinh thái học và xã hội học phải có sẵn. Hơn nữa, việc hợp tác giữa các Viện nghiên cứu quốc gia cũng như các nhà chức trách địa phương, khu vực và quốc gia cũng cần phải được đẩy mạnh hơn nữa.

 

Mục tiêu của dự án

 

Mục tiêu của dự án WISDOM là liên kết giữa các đối tác Việt nam và Đức trong việc thiết kế và thực hiện một hệ thống thông tin phục vụ cho đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm thông tin từ lĩnh vực thủy văn, xã hội học, công nghệ thông tin và quan sát trái đất. Sự tổng hợp các số liệu như vậy cho phép người sử dụng kết quả cuối cùng của dự án thực hiện các phân tích với những câu hỏi rất đặc biệt; và nhờ đó sẽ cung cấp cho người sử dụng kết quả cuối cùng của dự án một công cụ hỗ trợ trong hoạt động quy hoạch cho khu vực.

 

Phương pháp

 

Việc thiết kế hệ thống được tập trung vào sự tổng hợp các số liệu có sẵn và số liệu được tạo mới từ tất cả các lĩnh vực khác nhau. Điều này cung cấp phân tích định hướng cho người sử dụng cuối cùng và thiết kế câu hỏi để xây dựng các giải pháp bền vững trong lĩnh vực quản lý tài nguyên. Những ứng dụng có thể của hệ thống là:

  • Theo dõi lũ lụt và hạn hán
  • Đánh giá nguy cơ, thiệt hại tiềm năng và thực tế của lũ lụt và hạn hán
  • Phân tích chất lượng nước, mức độ ô nhiễm và bồi đắp trầm tích
  • Tăng cường công tác dự báo lũ qua thông tin viễn thám
  • Xây dựng các mô hình toán để tính toán xác định vị trí các nguồn thải trên bề mặt và dưới bề mặt
  • Thông tin về đất và những thay đổi về sử dụng đất
  • Theo dõi việc phát triển các khu định cư, diện tích sử dụng đất ở và dân số

Tổng hợp các thông tin về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là vô cùng quan trong cho việc phát triển hệ thống thông tin về nước. Bởi vì nó không chỉ chỉ ra những thay đổi về khoa học tự nhiên hay lĩnh vực lý sinh ảnh hưởng đến nước sinh hoạt, mà còn là những thay đổi về tiến trình kinh tế xã hội tác động đến đời sống người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án là sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học Việt nam và các nhà khoa học Đức trong chương trình hợp tác song phương. Đối với những người đưa ra quyết định cuối cùng, điều cơ bản là tất cả thông tin thu thập được trong quá trình thực hiện dự án sẽ được sử dụng tương quan với nhau và tiếp cận dễ dàng. Bên cạnh đó, giáo dục và nâng cao nguồn nhân lực là một chìa khóa quyết định tới quá trình sử dụng hệ thống thông tin của dự án sau khi kết thúc dự án.

 

Dự án WISDOM được khởi động thông qua sự phối hợp liên kết giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) và Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức (BMBF) vào tháng 8 năm 2005. Sau giai đoạn chuẩn bị vào mùa hè năm 2006, đề xuất dự án được đệ trình vào tháng 7 năm 2006. Dự án bắt đầu thực hiện từ mùa xuân năm 2007 cho đến nay và sẽ kết thúc vào mùa xuân năm 2010.

 

Dự án này bao gồm 8 đối tác Việt Nam và 10 đối tác Đức:

 

 

Tất cả có hơn 60 nhà khoa học Đức và Việt nam cùng với 15 nghiên cứu sinh từ Việt Nam và Châu Âu đang làm việc cho dự án WISDOM. Trường Đại học Quốc tế-Viện Nghiên cứu Môi trường và An toàn lao động (UNU-EHS) điều phối công việc của các nghiên cứu sinh. Các nghiên cứu sinh này đều đang làm việc cho các đối tác Đức, như ZEF, GFZ, INRES,... Phía Đức, dự án được điều phối bởi DFD-DLR, còn về phía Việt Nam là Viện Thủy Lợi Miền Nam. Sự liên kết giữa các đối tác Việt Nam và Đức ngày càng phát triển thông qua các hoạt động chung như xây dựng nguồn nhân lực, hội thảo thường niên và các bài báo chung.

 

Chuyển giao đến khu vực khác

 

Hệ thống thông tin là một kiến trúc phần mềm, cho phép nạp rất nhiều loại dữ liệu (dữ liệu viễn thám, dữ liệu GIS, các bản đồ kỹ thuật số, dữ liệu tại chỗ, các thước đo điểm được chèn thêm…). Để sắp xếp và duy trì dữ liệu này, điều quan trọng nhất là sắp xếp dữ liệu theo định hướng vấn đề. Hệ thống thông tin như vậy gồm có một cổng nhập dữ liệu, một cơ sở dữ liệu trong đó dữ liệu được giữ và sắp xếp, một công cụ hiển thị để trình bày dữ liệu và chùm câu hỏi. Ngoài ra hệ thống thông tin còn cho phép các phân tích phức tạp đối với một câu hỏi nhất định.

 

Một ví dụ: cơ sở dữ liệu chứa các mặt nạ lũ, chúng bắt nguồn từ dữ liệu viễn thám. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu còn chứa phân loại đất sử dụng và đất trọc trong cùng một vùng. Một câu hỏi mà có thể được thực hiện bây giờ là ví dụ: Bao nhiêu đất nông nghiệp bị ngập lụt? hoặc bao nhiêu phần trăm khu định cư bị ảnh hưởng?

 

Phụ thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu, nhiều câu hỏi rất phức tạp có thể được thực hiện, cho phép giải quyết tốt hơn những câu hỏi liên quan đến kế hoạch và cũng có thể hỗ trợ việc ra quyết định. Một hệ thống thông tin có thể được chuyển tới những khu vực khác theo các cách thích ứng tương đối đơn giản. Miễn là cơ sở dữ liệu được nạp với dữ liệu từ các vùng khác nhau và vì vậy đòi hỏi một số thuật toán đơn giản sửa đổi hệ thống cũng có thể hỗ trợ việc lập kế hoạch trong các khu vực khác trên thế giới.

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.