Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Các kết quả PhD giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1 của dự án WISDOM, nhiều ứng viên PhD ở các đối tác khác nhau đã bảo vệ thành công luận văn. Kết quả khoa học của từng ứng viên được trình bày ở đây.

 

Ứng viên PhD

 

Luận văn PhD

Tatjana Bauer

 

Center for Development Research (ZEF)

 

 

Thách thức chia sẻ tri thức- thực hành của cộng đồng khoa học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long


Tri thức được xem như là “động lực chính cho đổi mới và phát triển” (Ever và Gerke 2005: 5). Theo Báo cáo Phát triển Thế giới năm 1998/99 về ‘Tri thức cho Phát triển’, tri thức tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia trong đó có những nước nghèo và có những nước giàu. Điều đó cho thấy rằng, vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển là sự thiếu hụt tri thức. Sự phân bổ không đồng đều về tài chính và nhân lực cho nghiên cứu và phát triển được quan sát thấy không chỉ ở nhiều quốc gia mà ngay trong nội bộ một nước. Người ta đã chứng minh được là tri thức khoa học trong lĩnh vực y tế, đầu tư tài chính hay các vấn đề môi trường có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của con người (World Bank 1999: 1ff).

 

Để đọc nhiều hơn... download tóm tắt (pdf)

Để lấy bản in... download request form (pdf)


Nguyen Viet Dung

 

German Research Centre for Geosciences (GFZ)


 

Hiệu chỉnh tự động đa mục tiêu mô hình thủy động lực – Sự phát triển khái niệm và ứng dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long 

 

Luận án quan tâm nghiên cứu giải quyết 2 vấn đề lớn:

(1)   Cân chỉnh và kiểm định tự động đa mục tiêu cho mô hình thủy động lực

(2)   Thiết lập bản đồ ngập lụt theo cách tiếp cận mới (xác suất)

Để giải quyết mục tiêu thứ nhất, tác giả đã đề xuất khái niệm và xây dựng khung làm việc cho việc cân chỉnh đa mục tiêu các mô hình thủy động lực và áp dụng cho mô hình tính lũ toàn châu thổ Mê Công.

 

Để đọc nhiều hơn...  download tóm tắt (pdf)


Judith Ehlert

 

Center for Development Research (ZEF)

 

 

Sống chung với lũ - Tri thức địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam


Luận án tập trung vào tri thức địa phương liên quan đến tài nguyên nước bởi vì nước và lũ lụt theo mùa ở đồng bằng sông Cửu Long tạo ra nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho hoạt động sinh kế dựa vào nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đa dạng trong khu vực. Kể từ khi có sự tự do hóa kinh tế vào giữa những năm 1980, đồng bằng sông Cửu Long đã có sự phát triển kinh tế mạnh mẽ nhờ vào thâm canh nông nghiệp, sự phong phú nguồn tài nguyên nước ngọt theo mùa và sự đầu tư lớn cho kiểm soát tưới tiêu và lũ lụt. Đồng bằng sông Cửu Long, "vựa lúa" của Việt Nam là kết quả can thiệp tích cực của con người vào hệ sinh thái đất ngập nước bởi các thiết bị kiểm soát lũ và nước.

 

Để đọc nhiều hơn... download tóm tắt (pdf)


Nguyen Nghia Hung

 

German Research Centre for Geosciences (GFZ)

 

 

Vận chuyển phù sa trên bãi ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long

 

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng đồng bằng châu thổ lớn và giàu tiềm năng trên thế giới. Lũ lụt hàng năm vừa là thiên tai nhưng cũng là nguồn sống cho khỏang 17 triệu người thuộc vùng Nam Bộ của Việt Nam. Kể từ khi ĐBSCL phát triển nông ngư nghiệp mạnh mẽ, bãi ngập lũ nguyên thủy đã phải nhường chỗ cho hệ thống ruộng lúa, đê bao, bờ bao, kênh rạch, các ao nuôi trồng thủy sản. Vận chuyển phù sa trên các hệ thống này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lan truyền chất ô nhiễm, vi khuẩn, dinh dưỡng, khóang chất, thực vật phù du, thuốc trừ sâu, v.v. Thế nhưng hiểu biết của chúng ta về quá trình vận chuyển phù sa, bồi lắng, xói lở vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do thiếu tài liệu đo đạc, những phân tích có tính định lượng về các hiện tượng này hầu như chưa có, hoặc có cũng chỉ dừng lại ở mức độ định tính.

 

Để đọc nhiều hơn... download tóm tắt (pdf)

 

Nadine Reis

 

Center for Development Research (ZEF)

 

 

Mô tả và Hình thành nhà nước - Thực hành chính sách và cấp nước sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

 

Nghiên cứu này tìm hiểu những tư tưởng và mối quan hệ xã hội hình thành trong lịch sử, các thể chế đã tạo nên việc thực hành chính sách tại Việt Nam như thế nào, tập trung cụ thể vào việc cung cấp nước sinh hoạt ở vùng nông thôn của thành phố Cần Thơ. Qua đó, nghiên cứu không những góp phần hiểu rõ vấn đề ‘chính trị hàng ngày’ trong việc cung cấp nước sinh hoạt ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long, mà còn đóng góp vào cuộc tranh luận mang tính lý thuyết về ‘bản chất’ của thực hành chính sách trong các bối cảnh lịch sử khác nhau. Ngoài ra, kết quả cho phép đưa ra các kết luận liên quan đến một cuộc thảo luận rộng hơn về vấn đề toàn cầu hóa, trên quy mô mà ở đó những tư tưởng toàn cầu tác động tới nhà nước của các quốc gia và những tư tưởng tạo ra chúng.

 

Để đọc nhiều hơn... download tóm tắt (pdf)


Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.