Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Khu Công nghiệp và Vốn Đầu tư ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Các Khu Công nghiệp (KCN) là những khu vực đất đai được phân ranh giới và sử dụng để phát triển công nghiệp. Những khu vực như vậy thường nằm ở rìa các thành phố lớn, đễ tận dụng được các phương tiện vận chuyển và cung ứng dịch vụ (ví dụ: đường cao tốc, sân bay và sông/bến cảng). Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Việt Nam có liên quan mật thiết đến sự cải cách Đổi Mới vào cuối những năm 1980: việc cung cấp các vị trí kinh doanh hấp dẫn đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, một yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế quốc gia và địa phương.

 

 

Các KCN cơ bản bắt đầu thành lập ở các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các thành phố này đã có cơ sở hạ tầng tốt và số lượng người lao động đông đảo. Ở trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các KCN được thành lập trong khoảng từ năm 1991 đến năm 1997, trong khi các KCN đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long ra đời vào năm 1997. Tuy nhiên, chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, rất nhiều khu công nghiệp đã được phát triển ở khu vực này và ngày nay, Đồng bằng Sông Cửu Long đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn thứ ba trên cả nước (ADB 2007).

 

Thêm vào đó, các KCN cũng có nhiều điểm khác biệt xét về các ngành công nghiệp chủ chốt. Trong khi các KCN ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cơ khí và ngày càng nhiều các công ty sản xuất theo công nghệ cao, thì các KCN của Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu là các công ty sản xuất và chế biến thực phẩm. Các ngành công nghiệp liên quan đến nông nghiệp khác ở khu vực Đồng bằng này gồm sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu, trong khi đó ngành dệt may và công nghiệp nhẹ cũng đóng một vai trò quan trọng.

 

Năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh có 15 KCN với tổng diện tích là 3411 ha và tổng số vốn đầu tư lên đến 883,6 triệu Đô-la Mỹ. Trong khi đó, Đồng bằng Sông Cửu Long có 14 KCN với tổng diện tích là 2869 ha, vốn đầu tư (1) là 157,8 triệu Đô-la Mỹ. Do đó, rõ ràng có thể nói rằng, tuy đã nỗ lực không ngừng để phát triển công nghiệp địa phương, song đầu tư vào khu vực Đồng bằng vẫn còn thua xa đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ là trung tâm phát triển công nghiệp: 48 % tổng số KCN của khu vực

 

References

 

ADB (2007): Socialist Republic of Viet Nam: Preparing the Central Mekong Delta Region Connectivity Project.
link to document

GSO (2008): Industrial Parks Vietnam
link

(1) Đối với một số khu công nghiệp không cấp số liệu về vốn đầu tư

 

 

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trungtâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.
Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.